Những Tiền Tố Thường Sử Dụng Trong Tiếng Pháp
13 Tháng Năm, 2022
4 Hậu Tố Thường Gặp Trong Tiếng Pháp
16 Tháng Năm, 2022

Làm Sao Để Có Visa Dài Hạn Đi Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn Du Học Pháp và Tư vấn du Học Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp online

Tự học tiếng pháp cơ bản

Giao tiếp tiếng pháp cơ bản

Để nhập cảnh vào Pháp, nếu không phải công dân/ có thẻ cư trú thuộc các nước trong khối EU, hoặc đất nước được miễn visa vào Pháp, bắt buộc người nước ngoài phải xin thị thực (visa) để nhập cảnh. Tùy thuộc số ngày lưu trú tại Pháp mà bạn sẽ xin visa ngắn hạn hoặc visa dài hạn.

Bài viết hôm nay, cùng tổ chức giáo dục Cap Education tìm hiểu về thị thực dài hạn đi Pháp.

NỘI DUNG CHÍNH:

  • Phân biệt  các loại thị thực đi Pháp (thị thực ngắn hạn và thị thực dài hạn ?)
  • Các trường hợp xin thị thực dài hạn ?
  • Phí xin thị thực đi Pháp
  • Các trường hợp được miễn phí xin thị thực và dịch vụ hồ sơ

1. Phân biệt các loại thị thực đi Pháp:

Để phân biệt thị thực đi Pháp, chúng ta dựa vào số ngày lưu trú mà phân ra thi thực ngắn hạn vàthị thực dài hạn. Vậy sự khác biệt khi sở hữu hai loại visa này là gì?

  • Thị thực ngắn hạn: Nếu đó là một chuyến đi dưới 90 ngày thì nó được coi là một thị thực ngắn hạn, và thường được gọi là visa Schengen.

Thị thực ngắn hạn được cấp là visa “Schengen”,  cho phép người giữ visa tự do đi lại trong 26 nước thuộc khu vực Schengen và thời gian cho khách lưu trú tối đa là 90 ngày. Những thị thực có thể được cấp cho một địa điểm chính (quốc gia) duy nhất hoặc nhiều mục tùy thuộc vào lý do xin visa.

Đây là loại visa được cấp cho mục đích du lịch, công tác hoặc thăm viếng người thân, bạn bè; nó cũng được cấp cho những người muốn đến Pháp để theo học một khóa đào tạo ngắn hạn, tham dự các hội thảo hoặc hội nghị, cuộc họp kinh doanh, hoặc được thuê làm việc (dưới mọi hình thức) mà thời gian không quá 90 ngày.

Ngoài ra visa quá cảnh cũng thuộc visa ngắn hạn Pháp. Với loại visa Pháp này, người sở hữu chỉ được phép ở tại Pháp với khu vực và thời gian nhất định

  • Thị thực dài hạn: Đối với chuyến đi hơn 90 ngày, thị thực đó là một thị thực lưu trú dài hạn. Với thị thực đoàn tụ gia đình, làm việc dài hạn tại Pháp, đi du học,… thường được cấp thị thực dài hạn.

Các visa Pháp dài hạn không phải là một thị thực Schengen mà là một thị thực của chính quốc gia Pháp.

Visa này cho phép người sở hữu có thể quá cảnh qua các nước khác trong khu vực Schengen, trong quá trình du lịch Pháp và di chuyển tự do trong khu vực Schengen trong thời gian hiệu lực của nó.

Thủ tục, các quy định và các mẫu đơn để làm visa dài hạn được phổ biến rộng rãi cho mọi người có thể tiếp cận dễ dàng. Những yêu cầu này có thể khác nhau tại mỗi quốc gia cụ thể.

Để hoàn thành việc cấp loại visa Pháp này, khi tới Pháp, bạn phải gửi đến tổ chức OFII mẫu đơn mà bạn đã được cấp từ Đại sứ quán khi lấy visa và bản sao của tất cả các trang hộ chiếu. Ngay sau đó, bạn phải đến trình diện tại Direction territoriale de l’OFII để được đóng dấu lên hộ chiếu. Bạn phải hoàn thành các thủ tục này trong vòng 3 tháng kể từ khi đặt chân đến Pháp thì mới có cơ hội được lưu trú lâu dài.

2. Các trường hợp xin thị thực dài hạn tại Pháp:

  • Thị thực dài hạn để du học: Bạn cần phải chứng minh động lực đến Pháp để theo học, có trường bên Pháp chấp nhận nhập học, chứng minh đủ tài chính du học, chỗ ở khi đến Pháp,…. và nhiều giấy tờ khác liên quan
  • Thị thực dài hạn dành cho vợ/chồng của công dân Pháp
  • Thị thực dài hạn dành cho nhà khoa học
  • Thị thực thăm viếng dài hạn
  • Thị thực làm việc: Người chủ lao đông/ cty phải có làm hợp đồng và giấy phép lao động cho bạn, để bạn hoàn thành thủ tục nộp xin visa theo đúng quy định và quy trình

Đối với thị thực công tác, dù là trong bất cứ hạt động nào, đương đơn cũng phải làm thủ tục cụ thể trước. Việc xin việc làm tại Pháp với visa ngắn hạn là không được phép.

Người hoat động nghệ thuật hay vận động viên đi thi đấu cũng phải có giấy phép lao động được gửi từ bên Pháp.

Đối với thị thực lưu trú Pháp dài hạn, quá trình hoàn thiện thủ tục đòi hỏi rất nhiều thời gian, trải qua nhiều công đoạn thẩm định xét duyệt từ hai phía quốc gia, và người xin visa buộc phải đáp ứng rất nhiều điều kiện mà Đại sứ quán đã đặt ra.

3. Phí xin thị thực đi Pháp:

Bạn có thể tham khảo phí xin thị thực đi Pháp ở bảng sau:

 

Loại thị thực EUR VND
Phí thị thực ngắn hạn Schengen, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 80 2,266,500
Thị thực quá cảnh ở sân bay, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 80 2,266,500
Thị thực ngắn hạn DROM cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 35 991,500
Thị thực ngắn hạn để kết hôn, thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 80 2,266,500
Thị thực ngắn hạn Malta 80 2,266,500
Thị thực ngắn hạn Estonia 80 2,266,500
Thị thực vùng lãnh thổ và quần đảo hải ngoại thuộc Pháp (DROM), thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 60 1,699,500
Thị thực quần đảo hai ngoại thuộc Pháp (CTOM), thời gian lưu trú ít hơn 90 ngày 9 255,000
Thị thực ngắn hạn cho những người nộp hồ sơ xin cấp thị thực có quốc tịch Albania, Armenia*, Azerbaijan, Bosnia-Herzegovina*, Georgia, Kosovo, FYROM (Macedonia)*, Moldova, Montenegro*, Russia, Serbia* and Ukraine 35 991,500
Thị thực ngắn hạn Schengen cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi 40 1,133,000
Thị thực dài hạn, thời gian lưu trú trên 90 ngày 99 2,804,500
Thị thực dành cho sinh viên có chứng nhận Campus France, thời gian lưu trú trên 90 ngày 50 1,416,500

4. Các trường hợp miễn phí xin thị thực và phí dịch vụ nộp hồ sơ:

Để xin thị thực đi Pháp có 2 loại phí: phí thị thực và phí dịch vụ nộp hồ sơ. Phí dịch vụ nộp hồ sơ: 1.020.000 đồng. Phí thị thực như mục 3, Cap Education đã chia sẻ.

Sau đây là các trường hợp được miễn các loại phí:

4.1. Trường hợp được miễn phí thị thưc:

  • Thị thực ngắn hạn dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
  • Vợ hoặc chồng công dân Pháp;
  • Thành viên gia đình công dân Thụy Sĩ/Liên minh Châu Âu/Cộng đồng liên minh kinh tế Châu Âu, trừ công dân Pháp (bao gồm vợ hoặc chồng, con hoặc bố mẹ phụ thuộc);
  • Thị thực ngắn hạn dành cho nghiên cứu khoa học;
  • Người sử dụng hộ chiếu công vụ hoặc giấy thông hành “laisser-passer” được cấp bởi các tổ chức phi chính phủ;
  • Học sinh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trong khuôn khổ kết nghĩa giữa các trường cũng như các giáo viên đi cùng (thị thực ngắn ngày);
  • Thị thực ngắn hạn của giáo viên nước ngoài dạy Tiếng Pháp (đang trong thời gian giảng dạy);
  • Người nhận học bổng chính phủ Pháp, hoặc của chính phủ nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài và những người hưởng lợi từ chương trình cộng đồng (chỉ cho những chương trình mà theo đó học bổng được trao);
  • Đại diện của các tổ chức phi lợi nhuận tối đa 25 tuổi và là người tham gia các hội thảo, hội nghị, sự kiện thể thao, văn hóa hoặc giáo dục tổ chức bởi các tổ chức phi lợi nhuận đối với các chuyến đi ngắn hạn;
  • Miễn phí thị thực cho đương đơn (và nhân viên hoặc người nhà) đi công tác ngắn hạn hoặc tham dự các sự kiện do các tổ chức quốc tế (có trụ sở đặt tại Pháp) tổ chức, theo danh sách bên dưới các tổ chức sau:
– ITER-FRANCE Agency;
– Central Bank of West African States;
– Bank of Central African States;
– Inter-American Development Bank;
– International Exhibitions Bureau;
– International Bureau of Weights and Measures;
– CERN (European Organization for Nuclear Research);
– EUTELSAT (European Telecommunications Satellite Organization);
– INIBAP (International Network for the Improvement of Banana and Plantain);
– INTELSAT (International Telecommunications Satellite Organization);
– INTERPOL (International Criminal Police Organization);
– OACI (International Civil Aviation Organization);
– OIF (International Organisation of La Francophonie);
– International Vine and Wine Office;
– World organisation for animal health;
– (UNESCO) United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization;
– ISSN International Centre (UNISIST);
– European and Mediterranean Plant Protection Organization;
– International Organization of Legal Metrology (OIML);
– International Agency for Research on Cancer;
– Latin Union;
– The Intergovernmental Council of Countries Exporters of Copper;
– International Institute of Refrigeration.
4.2. Trường hợp được miễn cả phí thị thực và phí dịch vụ hồ sơ: 
  • Vợ hoặc chồng công dân Pháp;
  • Thành viên gia đình công dân Thụy Sĩ/Liên minh Châu Âu/Cộng đồng liên minh kinh tế Châu Âu, trừ công dân Pháp (bao gồm vợ hoặc chồng, con hoặc bố mẹ phụ thuộc);
  • Người nhận học bổng chính phủ Pháp, hoặc của chính phủ nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài và những người hưởng lợi từ chương trình cộng đồng (chỉ cho những chương trình mà theo đó học bổng được trao);
  • Người sử dụng hộ chiếu công vụ

 

Thị Thực Dài Hạn Đi Pháp

 

 

 

Tags: thi thuc dai han di phaphoc tieng phaptieng phap onlinexin thi thuc dai han di phaptu hoc tieng phap co bantu van du hoc phapthi thuc di phapdao tao tieng phapgiao tiep tieng phap co bantu van du hoc canada

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *